Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt áp dụng truy xuất nguồn gốc trong và ngoài nước
1. Tình hình áp dụng TXNG ở nước ngoài
Truy xuất nguồn gốc là một phần quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, TXNG ngày càng được phát triển mạnh mẽ cùng với sức mạnh của các phương thức điện tử hóa, số hóa. Do đó việc áp dụng TXNG vào trong các hoạt động sản xuất, hàng hóa, dịch vụ là rất cần thiết.
Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa TXNG trở thành quy định bắt buộc đối với các nước thành viên từ ngày 1/1/2005 tại điều 18 của đạo luật số 178/2002/EC3 của Liên Minh EU quy định “Hàng hóa đưa ra thị trường phải được dán nhãn bằng phương thức thích hợp để truy xuất được nguồn gốc”.
Phần lớn nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường biên mậu khiến giá trị xuất khẩu bị giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững...Từ đầu năm 2019, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và kiểm tra an toàn thực phẩm, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa toàn cầu ISO là tổ chức hàng đầu về tiêu chuẩn đã ban hành tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản đầu tiên năm 1987, trong đó đã đề cập đến các yêu cầu định danh và TXNG sản phẩm, hàng hóa: yêu cầu doanh nghiệp có các công cụ cần thiết, thiết lập quy trình quản lý thông tin TXNG.
Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu - GS1 cũng là tổ chức đi đầu trong việc phát triển tiêu chuẩn về TXNG dựa trên kinh nghiệm trong việc phát triển tiêu chuẩn định danh, kết nối, chia sẻ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. GS1 đã công bố tiêu chuẩn chung về TXNG (GS1 global traceability standard) và tiêu chuẩn các tiêu chí đánh giá hệ thống TXNG đầu tiên năm 2007.
2. Tình hình áp dụng TXNG ở trong nước
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đang là chủ đề nóng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng quan tâm. Hệ thống TXNG đã và đang được triển khai áp dụng tại một số doanh nghiệp, tuy nhiên, mức độ áp dụng, sự hiểu biết của các tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng đối với hệ thống truy xuất còn nhiều hạn chế. Đề án 100 ra đời vừa là để bù đắp những thiếu hụt này, vừa là để thống nhất cách quản lý hoạt động TXNG sao cho hiệu quả.
Về tình hình triển khai truy xuất nguồn gốc tại các bộ, ngành, địa phương:
Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc đang diễn ra khá phổ biến; hệ thống truy xuất nguồn gốc ở nước ta chưa thống nhất theo tiêu chuẩn GS1 của Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế. Thay vào đó, khâu quản lý, truy xuất tại Việt Nam thường sử dụng các mã phân định, có cấu trúc tự động, chỉ có ý nghĩa khi dùng trong nội bộ. Điều này dẫn đến thực trạng việc quản lý nguồn gốc khó khăn, dễ xảy ra hiện tượng trùng mã giữa các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nhau. Cách làm này còn gây khó khăn trong việc tương tác, trao đổi thông tin giữa các hệ thống khi truy vết sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Quốc hội đã ban hành các bộ luật liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó có những yêu cầu, điều khoản liên quan đến TXNG như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007), Luật an toàn thực phẩm (2010), Luật Thủy sản (2017); Luật Chăn nuôi (2018); Luật trồng trọt (2018); Luật lâm nghiệp.
Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường, trong đó bổ sung quy định quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, Bộ KH&CN sẽ: hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động TXNG sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống TXNG sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; và quản lý tổ chức triển khai, thực hiện TXNG đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với Bộ KH&CN quản lý tổ chức triển khai thực hiện TXNG đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động TXNG sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
Các quy định về TXNG tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP khẳng định vai trò quản lý nhà nước nhằm thống nhất hoạt động TXNG sản phẩm, hàng hóa. Đây là căn cứ để các nhà quản lý hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về TXNG, đưa TXNG trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đồng thời là công cụ tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu dễ dàng hơn; là căn cứ để các doanh nghiệp đưa ra được kế hoạch triển khai các hoạt động nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động TXNG, hỗ trợ phát triển sản phẩm TXNG đạt yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và ngoài nước.
Thuật ngữ “truy xuất nguồn gốc” đã được cụ thể hóa tại khoản 1, Điều 3, Thông tư 02/2024/TT-BKHCN và cũng trong thông tư đã đề cập đến các quy định về các thông tin tối thiểu mà một hệ thống TXNG cần phải có. Tuy nhiên, một hệ thống TXNG không chỉ có thế, để phục vụ sản xuất, kinh doanh mà còn dùng để phục vụ cho cả chuỗi cung ứng. Trước khi một hoặc một vài tiêu chuẩn quốc gia được ban hành phù hợp thì một bộ tài liệu hướng dẫn là cần thiết cho tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồng thời trở thành tiền đề, vật liệu cần thiết cho công cuộc phát triển thương mại điện tử trong tương lai đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, phát triển hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc tế thống nhất.
Như vậy, căn cứ theo các quy định của Nghị định 13/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, chúng ta có thể nhận thấy cơ quan quản lý nhà nước đang tập trung và định hướng cho việc TXNG điện tử và quản lý TXNG trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
3. Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Quốc Gia và GS1
GS1 là một tổ chức trung lập, hoạt động không vì lợi nhuận, chuyên xây dựng và phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ và giải pháp toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung cầu bằng cách bổ sung thêm các thông tin hữu ích cho bất kỳ trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nào. GS1 có hơn 30 năm kinh nghiệm và có mặt trên 150 quốc gia trên thế giới. (Theo http://gs1.org.vn/ )
Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu GS1 được GS1 nghiên cứu và xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu được cách thức, thiết kế và hiện thực các ứng dụng truy xuất nguồn gốc bằng cách sử dụng dữ liệu truy xuất nguồn gốc được tiêu chuẩn hoá.
Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu GS1 sẽ cung cấp một bộ các tiêu chuẩn đầy đủ theo nguyên tắc định danh (Identify), ghi nhận (Capture) và chia sẻ (Share) thông tin về đối tượng xuyên suốt vòng đời của nó, bao gồm:
- Quá trình sản xuất và chế biến nguyên liệu thành phần thành sản phẩm
- Tập hợp và phân tách các sản phẩm và liên kết với tài sản (ví dụ: Sản phẩm có thể trả lại)
- Vận chuyển và phân phối, bao gồm thương mại xuyên quốc gia
- Bảo trì, sửa chữa theo chu kỳ sử dụng hoặc điều khoản dịch vụ của sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm, phân phối và quản lý
- Thu hồi, xử lý hoặc tái chế sản phẩm
Hệ thống tích hợp các tiêu chuẩn của GS1 là nền tảng/cơ sở cho việc phân định và kết nối chính xác các thông tin liên quan đến sản phẩm, tài sản, dịch vụ và địa điểm. Hướng tới đạt được mục đích liên thông giữa các hệ thống khác nhau.
Các tiêu chuẩn GS1 cụ thể hỗ trợ khả năng hiển thị từ đầu đến cuối từ nguồn đến người tiêu dùng bao gồm Mã số địa điểm toàn cầu (GLN), Mã Côngtenơ vận chuyển theo sêri (SSCC), Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN),…
Số phân định đơn nhất toàn cầu GS1
Tất cả các vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải mang một mã phân định đơn nhất toàn cầu ngay trên vật phẩm, hoặc ít nhất cũng ở trên vật chứa nó hoặc trong tài liệu kèm theo.
Ngoài hệ thống mã số mã vạch và cách thức định danh cho đối tượng cần truy vết, tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu GS1 còn cung cấp các yêu cầu về dữ liệu để có thể truy xuất nguồn gốc hiệu quả. Các yêu cầu này dựa trên mô hình 5W (Who, What, When, Where, Why).
Các yêu cầu dữ liệu tối thiểu cho truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1
Để có quá trình Truy xuất nguồn gốc toàn cầu cần phải xác định và thu thập tất cả dữ liệu Truy xuất nguồn gốc trong và ngoài tổ chức theo một ngôn ngữ chung. Các thông tin và yếu tố dữ liệu tối thiểu phải có bao gồm:
- Sự kiện truy xuất quan trọng (CTEs – Critical Tracking Events)
Đây là các công đoạn thực tế cần thiết nhất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm (Nguyên liệu, Chế biến, Đóng gói, Vận chuyển,…)
- Thành phần dữ liệu chính (KDEs – Key Data Elements)
Đây là những dữ liệu mô tả chi tiết cho Sự kiện truy xuất quan trọng (CTE), tuân thủ theo nguyên tắc 5W (Who, What, Where, When, Why)
- Đối tác truy xuất nguồn gốc (Who): Mã truy vết bên gửi bên/bên nhận (mã GLN)
- Sản phẩm truy xuất nguồn gốc (What): Số phân định thương phẩm (mã GTIN), Mô tả thương phẩm (GDD), lượng thương phẩm, số lô/số phân định đơn vị logistics (mã SSCC)/số phân định vận chuyển
- Địa điểm đến và đi sản phẩm truy xuất nguồn gốc (Where): Số phân định “vận chuyển từ” hoặc “vận chuyển đến” (mã GLN).
- Thời gian gửi và nhận sản phẩm truy xuất nguồn gốc (When): Ngày nhận và/ hoặc ngày gửi phụ thuộc vào vai trò tương ứng của các bên (DESADV)
- Chi tiết quá trình truy xuất nguồn gốc (Why)
- ộ chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xác định bởi hai yếu tố chính:
- Mức độ xác định đối tượng truy xuất nguồn gốc (sản phẩm và nguồn nguyên liệu),
- Mức độ chi tiết mà tại đó dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại.
- Chất lượng của dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xác định thông qua các khía cạnh
- Tính đầy đủ: Tất cả các dữ liệu liên quan đều được ghi lại
- Độ chính xác: Dữ liệu ghi nhận phản ánh chính xác thực tế
- Tính nhất quán: Dữ liệu ghi nhận được điều chỉnh để đảm bảo đồng nhất giữa các hệ thống
- Tính hiệu lực: Dữ liệu được ghi nhận theo khung thời gian hiệu lực
Chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1
Việc cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu truy xuất nguồn gốc cho các đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc các bên liên quan khác được thực hiện theo 5 mô hình truy xuất nguồn gốc chính
- Mô hình “một bước trước – một bước sau”: các bên lưu dữ liệu truy xuất nguồn gốc trong hệ thống nội bộ. Các yêu cầu thông tin được trao đổi trực tiếp giữa các đối tác thương mại liền kề cùng lúc.
- Mô hình “tập trung”: các bên chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc được lưu trong kho lưu trữ dữ liệu trung tâm và gửi yêu cầu thông tin của họ tới kho lưu trữ đó.
- Mô hình “mạng lưới”: các bên lưu trữ dữ liệu truy xuất trong hệ thống nội bộ của họ và cho phép tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng (không chỉ các đối tác thương mại trực tiếp) truy vấn dữ liệu.
- Mô hình “Lũy tích: là một phương pháp cộng dồn trong đó dữ liệu truy xuất nguồn gốc được tăng cường một cách có hệ thống và được thêm vào bên tiếp theo trong chuỗi song song với dòng sản phẩm. Nó cho phép chia sẻ dữ liệu ngược dòng với các bên ở hạ lưu chuỗi, nhưng không phải đối xứng.
- Mô hình “Phi tập trung”: là sự kết hợp giữa mô hình “luỹ tích” và mô hình “mạng lưới”, điển hình đối với Blockchain. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được tăng cường một cách có hệ thống và tất cả các đối tác chuỗi cung ứng tham gia vào mạng đều giữ một bản sao nội bộ của tất cả dữ liệu.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1
Một hệ thống truy xuất nguồn gốc hoàn thiện sẽ bao gồm các thành phần quản lý:
- Xác định, đánh dấu và phân bổ các đối tượng, bên và địa điểm có thể truy xuất.
- Ghi nhận tự động (thông qua quét hoặc đọc) các biến động hoặc sự kiện liên quan đến một đối tượng.
- Ghi lại và chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc, nội bộ hoặc với các bên trong chuỗi cung ứng, cho phép khả năng hiển thị thực tế đã xảy ra.
Quá trình Truy xuất nguồn gốc tiêu chuẩn toàn cầu GS1
Quá trình được cấu thành từ 5 tiểu quá trình và 18 bước
- Tiểu quá trình 1: Kế hoạch và tổ chức
- Bước 1: Xác định cách cấp, thu thập, chia sẻ và lưu dữ liệu truy xuất nguồn gốc
- Bước 2: Xác định cách quản lý các mắt xích giữa đầu vào, các bước xử lý bên trong và đầu ra
- Tiểu quá trình 2: Sắp xếp dữ liệu gốc
- Bước 3: Cấp mã số phân định cho các bên
Các bên tham gia Truy xuất nguồn gốc phải được phân định đơn nhất trên toàn cầu theo tiêu chuẩn GS1 (mã GLN) - Bước 4: Cấp mã số phân định cho các địa điểm tự nhiên
Bất kỳ địa điểm bên trong hay bên ngoài nào cần truy xuất PHẢI được phân định một cách đơn nhất và toàn cầu theo tiêu chuẩn GS1 (mã GLN) - Bước 5: Cấp mã số phân định cho tài sản
Bất kỳ tài sản nào cần lần theo vết hoặc truy xuất PHẢI được phân định một cách đơn nhất và toàn cầu theo tiêu chuẩn GS1 (mã GIAI/mã GRAI) - Bước 6: Cấp mã số phân định cho thương phẩm
Bất kỳ thương phẩm nào cần truy xuất hoặc lần vết PHẢI được phân định một cách duy nhất và toàn cầu theo tiêu chuẩn GS1 (mã GTIN) - Bước 7: Trao đổi dữ liệu gốc
- Bước 3: Cấp mã số phân định cho các bên
- Tiểu quá trình 3: Ghi chép dữ liệu truy xuất nguồn gốc
- Bước 8: Phân chia số phân định cho vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc khi nó được tạo ra
- Bước 9: Áp dụng phân định cho vật mang số phân định trên vật phẩm
Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng khi sử dụng mã vạch
Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng khi sử dụng RFID - Bước 10: Số phân định của vật phẩm truy xuất nguồn gốc hoặc tài sản chứa nó từ vật mang số phân định khi gửi và nhận vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc
- Bước 11: Thu thập các dữ liệu khác bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc từ các nguồn bên ngoài và bên trong bằng mọi phương thức
- Bước 12: Chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc tương ứng: gửi thông tin bằng mọi phương pháp
- Bước 13: Lưu giữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc
- Tiểu quá trình 4: Yêu cầu truy xuất
- Bước 14: Đề xướng yêu cầu truy xuất
- Bước 15: Nhận yêu cầu truy xuất
- Bước 16: Gửi câu trả lời cho việc truy xuất đã yêu cầu
- Bước 17: Nhận câu trả lời cho truy xuất đã yêu cầu
- Tiểu quá trình 5: Sử dụng thông tin
- Bước 18: Hành động