Hướng dẫn sử dụng
Kỹ thuật trồng này áp dụng chung cho các loại dưa hấu
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu
1. Thời vụ trồng dưa hấu
- Nhiệt độ gieo trồng thích hợp cho dưa hấu từ 20 - 32 độ C. Dưa hấu không ưa ngập , không ưa lạnh vì vậy hạn chế gieo trồng vào mùa mưa bão, lạnh rét.
2. Ngâm ủ và ươm hạt giống dưa hấu
- Nếu trồng gia đình, diện tích nhỏ thì có thể bỏ qua bước này. Để hạn chế cây con mắc bệnh nên sử dụng thuốc Thiram 80%WP hoặc Benonyl 50%WP hoặc các sản phẩm tương tự thay thế pha nồng độ 1500 ngâm hạt giống dưa hấu trong 1 - 2 giờ, Sau đó tiếp tục ngâm hạt trong nước sạch 2h. Nhiệt độ nảy mầm của hạt ở khoảng 20 - 30 độ C, Sau 24 - 36 giờ hạt nảy mầm thì đem gieo vào khay ươm hoặc gieo trực tiếp vào hốc tròng. Phủ lớp đất dày khoảng 1.5cm, tưới ẩm sau 8 - 10 ngày khi cây đạt 1 - 2 lá thật thì đem cây ra ruộng trồng.
3. Mật độ trồng và khoảng cách
- Khoảng cách trồng dưa hấu lai F1 cây cách cây 0.5m, hàng cách hàng 4.5 - 5m. Mật độ gieo trồng 800 - 900 cây/1000m2 (290 - 325 cây/360m2).
- Bà con cần lưu ý vụ trước trồng dưa hấu hạn chế đất vừa trồng vừng, đậu, mía, mướp đắng, bí đao, cà, ớt để tránh cây bị bệnh khảm, chạy dây, nhện đỏ, sâu tơ tấn công gây hại.
3. Tỉa cành, và chọn quả cho dưa hấu
- Bước này khá quan trọng và quyết định chất lượng và phẩm chất dưa. Nên bà con cần đọc kỹ và tuân thủ.
- Để 2 chèo nhánh: Dáy chính dài 30 - 50cm, ngoài dây chính ra để thêm một nhánh con khỏe nhất, còn lại tỉa bỏ toàn bộ những nhánh con khác và cả chèo cháu ra. ( Áp dụng cho giống dưa ngắn ngày.
- Để 3 chèo nhánh (Áp dụng cho giống dưa dài ngày): Ngoài dây chính ra thì để thêm hai nhánh con khỏe nhất. Tiến hành tỉa bỏ những nhánh con khác và chèo cháu.
- Để 4 chèo nhánh: Khi cây được 5 - 6 lá thật tiến hành bấm ngọn, tỉa bỏ chèo con trên nách lá thứ 1 và nách lá thứ 6, để lại cheo con trên nách thứ 2 đến nách lá thứ 5 để cây ra hoa đồng loạt và đậu quả cùng lúc.
- Tỉa nhánh con không cần thiết từ gống đến vị trí để quả, sau để quả để nhánh tự do, cây được 22 lá thì bắt đầu bấm ngọn, tỉa bó hoa cái đầu tiên, đợi hoa từ nách lá thứ 16 - 20 thì để quả, để tiện cho thu hoạch quả nên chọn thời điểm hoa nở rộ nhiều nhất thì để quả. Một gốc nên để 1 - 2 quả (đối với giống quả to), 3 - 4 quả ( Giống quả nhỏ)
- Tiến hành tỉa bỏ quả dị dạng, sâu cạp, vị trí đậu quả không đúng lúc hoặc gần gốc. Sau khi đã chọn quả để xong thì tiến hành dùng đệm kê quả để hạn chế nấm bệnh, sâu tấn công và giảm thối hỏng quả, quả hình dạng không đẹp.
4. Bón phân cho dưa
- Thông số chỉ có tính chất tham khảo, phân bón có thể khác nhau tùy vào độ màu mỡ của đất. Lượng phân bón mang tính chất tham khảo (kg/1000m2)
Bón lót:
- Vôi: 50kg
- Phân chuồng: 1000kg
- NPK 15:15:15:14: 70kg
Tưới thúc (5 - 10 ngày sau trồng):
- DAP: 5kg
Bón thúc (45 - 55 ngày sau trồng):
- NPK 15:15:15:14: 20kg
KNO3: 10kg
Tổng lượng phân bón cho 1000m2 (Vôi 50kg, Phân chuồng 1000kg, NPK 90kg, DAP 5kg, KNO3 10kg.
II. Phòng trừ sâu bệnh cho dưa hấu lai F1
1. Ruồi đục lá: Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại cho cây, không hại lá non chỉ tấn công lá bánh tẻ, ăn mô lá và làm giảm khả năng quang hợp khiến cây cằn cỗi, rụng lá sớm, làm giảm năng xuất và chất lượng quả. Ngoài ra là nguyên nhân tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruột trước khi gieo trồng: Tỉa bỏ lá bị tấn công, dùng bẫy dính, sofri protein, dynames, bacide, trigerd để phun.
2. Bọ trĩ: Nên sử dụng luân phiên Tau-Fluvalinate 25%EC nồng độ 3000, Kilcine-b 60% EC nồng độ 1400, Bendiocard 50%WP nồng độ 1500, Carbosulfan 25%WP nồng độ 700, Methiocard 50%WP nồng độ 1000.
3. Ruồi đục quả: Dùng Cue-lure 95%s hoặc Isalon 85% pha Trichlorfon 95% tỷ lệ 20: 1 làm bẫy, cách 1 - 2 tuần thay thuốc 1 lần.
4. Sâu tơ: Sử dụng methomyl 90%WP nồng độ 3000, Carbofuran 80%WP nồng độ 2000, Pirimicarb 50%wp nồng độ 2000, Flucythrinate 31.6% EC nồng độ 8500.
5. Bệnh thánh thư: Trên lá xuất hiện vết tròn đồng tâm màu nâu đen, cuống lá và thân cũng có những vết màu nâu. Vết bệnh trên quả có màu nâu tròn lõm vào da quả, bệnh nặng các vết này liên kết lại với nhau thành mảng to và gây thối quả.
- Biện pháp phòng trừ: Luân phiên xịt 5 - 7 ngày/lần các thuốc: Prochloraz 25% EC nồng độ 3000, Mals 16.5% nồng độ 1000, MAFA 6.5% nồng độ 1000, Dithane M45, Copper B, Antracol, Minorix, Daconil.
6. Bệnh đốm lá, héo thân: Khi bị bệnh này dưa hấu sẽ xuất hiện đốm lõm đồng tâm màu vàng nhạt và nâu đen rột nứt lan dần. Trên thân xuất hiện đốm bỏng dầu rỉ dịch nâu đỏ rồi chuyển sang thành nâu xám, vết bệnh khô có khi bị nứt dọc, trên vết bệnh có nhiều chấm đen nhỏ, bệnh thường gặp ở gốc, đốt thân khiến cổ rễ bị phình ra cây héo và chết.
- Biện pháp phòng trừ: Luân phiên phun 5 - 7 ngày/lần các thuốc Propamocarb hydrochloride 39.5%S nồng độ 400; Ridomil MZ nồng độ 400; Metiram 80%G nồng độ 500, Comac Bordeaus M82% nồng độ 600; Kasuran 77.5%WP nồng độ 1000.
III. Thu hoạch dưa hấu
- Quan sát đầu râu tua trên vị trí để quả chuyển vàng, hoặc phần giáp cuống và quả phình lên, hoặc dùng tay ấn vào rốn quả có độ đàn hồi, hoặc vỗ nhẹ nghe âm thanh từ quả. Tùy thị trường mà thu hoạch xa hoặc gần để quả chín 70 - 80% cho thích hợp. Thu hoạch quả lúc đẹp trời, nên dùng dao hoặc kéo cắt, cắt chừa cuống dài 10cm. Dưa vận chuyển xa nên thu hoạch trước 8 - 14 giờ chất lên xe. Sau thu hoạch nên thu gom tàn dư đồng ruộng đem đốt tiêu hủy, rắc vôi bột để tránh nấm bệnh lưu lại trên đồng ruộng lây lan cho vụ sau.